Máy bơm đẩy cao là một trong số những loại máy bơm nước được nhiều người lựa chọn sử dụng. Bài viết sau ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thêm về máy bơm đẩy cao này nhé!
Khái niệm về máy bơm đẩy cao
Là loại máy bơm nước từ giếng đào hay từ bể ngầm ở dưới mặt đất đến bồn cao, bơm nước tưới tiêu hoặc sản xuất… Là loại máy bơm đảm bảo cho dòng nước lưu thông 1 cách ổn định, lọc nước sạch nhằm đảm bảo cho sức khỏe của người sử dụng. Thiết bị này được thiết kế nhỏ gọn, trang nhã và có nắp buồng bơm, dĩa bơm chống ma sát và chịu được nhiệt độ cao. Máy bơm đẩy cao có rơle cảm biến nhiệt độ, cho phép tự động ngắt nguồn điện lúc nhiệt độ bơm quá cao, tránh làm nóng và gây cháy nổ thiết bị. Những lõi quay motor bên trong máy bơm đẩy cao có độ chính xác cao, được mạ chống rỉ giúp bơm luôn vận hành liên tục trong nhiều giờ liền mà không bị ngắt quãng.
Cấu tạo của bơm đẩy cao gồm ?
Được cấu tạo từ 2 bộ phận chính đo là: đầu bơm và motor.
Đầu tiên là motor được cấu tạo từ nhiều bộ phận lắp lại với nhau:
- Vỏ motor với công dụng giúp bảo vệ những linh kiện ở bên trong gồm có stato và rôtor. Trong đó stato là phần đứng yên với chức năng giúp tạo ra từ trường quay cho rôtor. Rôtor là phần quayđược nối với phần cánh quạt ở bên trong guồng máy, làm cho cánh quạt của bơm quay.
- Quạt tản nhiệt có chức năng làm mát động cơ khi hoạt động, nếu không có quạt thì motor sẽ nóng lên, khi nóng quá thì motor sẽ tự động ngắt điện (với những dòng bơm đẩy cao sử dụng cảm biến nhiệt độ).
- Vòng bi nằm cố định trục quay của rôtor, giúp cho rôtor luôn vận hành trơn tru.
- Bảng điện: Có những mạch điện và tụ điện với công dụng điều chỉnh dòng điện qua máy, giúp điện áp bên trong máy bơm đẩy cao luôn được ổn định.
Thứ 2 là đầu bơm với cấu tạo khá đơn giản gồm những chi tiết sau:
- Guồng bơm: Là vỏ bọc bên ngoài đầu bơm với chức năng bảo vệ cánh và những linh kiện khác ở bên trong.
- Cánh bơm được nối với stator để có thể quay, cánh bơm quay sẽ giúp di chuyển chất lỏng và hút chất lỏng đi vào trong guồng.
Nguyên lý vận hành của bơm đẩy cao
Khi bơm làm việc, những bánh công tác sẽ quay, nước ở bên trong bánh công tác dưới sự ảnh hưởng của lực ly tâm bị văng từ trong ra bên ngoài. Cứ như thế nước sẽ chuyển động theo các máng dẫn và đi vào bên trong ống đẩy cùng áp suất cao hơn, đó chính là quá trình đẩy của máy bơm.
Quá trình này sẽ diễn ra 1 cách liên tục, cùng lúc đó lối vào của bánh xe công tác sẽ tạo thành một vùng chân không. Vì áp suất bên trong bể chứa lớn hơn áp suất ở lối vào nên bơm sẽ hút liên tục nước và đẩy vào máy bơm theo đường ống đây chính là quá trình hút của bơm. Sau đó, đưa nước với lưu lượng lớn đến các vị trí mà người dùng cần sử dụng nước.
Những ưu điểm của bơm đẩy cao là gì?
- Bơm nước đẩy cao đảm bảo cho dòng nước luôn ổn định, vận hành êm ái, kết cấu của máy chắc chắn kèm độ bền cao
- Máy bơm này chuyên được sử dụng để bơm nước cho những nhà cao tầng, với khả năng hút nước ở độ sâu 9m
- Lưu lượng nước bơm nhiều, được trang bị thêm hệ thống rơ-le nhiệt tự động ngắt điện lúc nhiệt độ bơm nước quá cao, giúp bảo vệ và chống cháy nổ cho máy bơm
- Máy bơm nước đẩy cao có kích thước nhỏ gọn và có thể tự hút nước 1 cách dễ dàng, đặc biệt giúp người sử dụng tiết kiệm điện năng tiêu thụ
- Đặc biệt loại bơm nước này được thiết kế với khả năng chống thấm nước giúp đảm bảo sự an toàn khi sử dụng
- Máy bơm đẩy cao có giá thành phải chăng.
Cách để chọn máy bơm nước đẩy cao thế nào ?
Tùy thuộc vào mục đích và môi trường sử dụng mà chọn mua máy bơm đẩy cao phù hợp, tuy nhiên cần lưu ý những điểm sau:
-Độ cao thất thoát vì ma sát.
-Độ cao hút nước sẽ được tính từ trung tâm bơm nước đến mực nước giếng.
-Độ cao đẩy chính là độ cao được tính từ trung tâm bơm nước đến miệng thoát cuối cùng.
-Lưu lượng nước cần thiết để sử dụng ra sao.
Có thể bạn sẽ muốn tham khảo qua các sản phẩm sau đây:
- Bộ giảm tốc mini
- Động cơ điện 1 pha
- Động cơ điện 3 pha
- Hộp giảm tốc NMRV
- Hộp số giảm tốc WP
- Motor giảm tốc 1 pha
- Motor giảm tốc 3 pha
HOTLINE: GIAMTOCTAINANG (0902.530.445)