Bánh răng giảm tốc – Hộp giảm tốc là thiết bị được sử dụng ngày một phổ biến ở trên thị trường, chính vì thế mà các thông tin về thiết bị này cũng là điều mà được nhiều người quan tâm. Bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu , cách tính tỷ số truyền dựa vào số bánh răng ra sao…..để hiểu hơn về nó nhé!
Hộp giảm tốc là thiết bị như thế nào?
Thiết bị này có cơ cấu truyền động ăn khớp trực tiếp, tỉ số truyền không đổi và được dùng để giảm vận tốc của góc, làm tăng momen xoắn ngoài ra đây cũng được xem là bộ máy trung gian giữa động cơ điện cùng với bộ phận làm việc của máy công tác. Thường thì hộp giảm tốc sẽ là hệ bánh răng gồm nhiều bánh răng thẳng hoặc nghiêng, lần lượt được ăn khớp với nhau theo đúng tỷ số truyền và tốc độ đầu vào của motor để cho ra số vòng quay theo đúng yêu cầu. dụng.
Công dụng của bánh răng giảm tốc là như thế nào ?
- Làm giảm tốc độ của motor
Làm thay đổi hướng của chuyển động quay
Tạo ra lực mômen xoắn lớn hơn - Tỉ số truyền động: Được quyết định dựa vào khoảng cách từ tâm của vòng tròn bánh răng tới bánh răng. Bánh răng càng lớn sẽ càng tạo ra tốc độ để làm giảm vận tốc càng chậm. ( dựa trên 1 cơ cấu nếu giảm tốc đường kính to gấp 2 lần thì tỷ số truyền sẽ tăng gấp 2 lần)
Cách tính tỷ số truyền của hộp giảm tốc dựa vào số bánh răng
Hộp giảm tốc với số lượng 2 bánh răng
Thường thì bánh răng thứ nhất sẽ là bánh răng được gắn với trục động cơ còn bánh răng thứ hai là bánh răng được gắn với trục tải. Tiếp theo, cần thực hiện việc đếm số răng ở trên bánh răng (thực hiện đếm bằng tay hay kiểm tra thông tin được gắn nhãn trên bánh răng) để tìm ra tỷ số ở giữa 2 bánh răng.
Ví dụ bánh răng bé có 20 răng, bánh răng lớn có 30 răng thì tỷ số truyền sẽ bằng kết quả của phép chia = 30/20 = 3/2 = 1,5. Hiểu đơn giản là bánh răng bé hơn sẽ cần phải quay gấp 1,5 lần để có thể ăn khớp với 1 lượt quay hoàn chỉnh của bánh răng lớn.
Hộp giảm tốc có 2 bánh răng trở lên
+ Áp dụng tương tự như công thức ở phía trên.
Ví dụ: Có 3 bánh răng với số răng lần lượt là 7, 20 và 30. Kết quả sẽ là:
- – Tỉ số truyền cặp bánh răng thứ nhất là 20/7.
- – Tỉ số truyền cặp bánh răng thứ hai là 30/20.
Kết quả sẽ là 20/7 x 30/20 = ~4.3.
Các kiểu lắp đặt bánh răng phổ biến hiện nay ở trên thị trường:
+ Bánh răng có trụ răng thẳng là loại phổ biến nhất, đơn giản nhất hiện nay. Được dùng cho phần lớn tất cả những loại hộp giảm tốc. Nhưng lại có nhược điểm là hoặt động thì các bánh răng sẽ va vào nhau, gây tiếng ồn và có mức độ mòn cao.
+ Bánh răng xoắn ốc với các rãnh răng được cắt theo đường chéo nên khi chạy chúng sẽ xoắn vào nhau nên vận hành sẽ êm hơn rất nhiều. Một điều đặc biệt về bánh răng xoắn ốc là nếu các góc của 2 bánh răng này là chính xác thì nó có thể được ghép với nhau ở trên trục vuông góc 90˚(độ), để điều chỉnh được hướng quay trong giảm tốc. Ngoài ra lúcchế tạo giảm tốc lớn, nhà máy sẽ sử dụng bộ răng xoắn ốc đôi (tương tự như 2 bộ bánh răng ghép vào nhau) và tạo được sựu thăng bằng rất tốt khi tải nặng.
+ Bánh răng côn còn được gọi là bánh răng hình nón với nhiệm vụ là thay đổi góc của lực chuyển động, thông thường là góc 90˚(độ)