Biến tần 3 pha tiết kiệm điện – Hiện nay trên thị trường xuất hiện khá nhiều biến tần. Tuy nhiên loại này được chia ra làm hai loại là một pha và ba pha. Bài viết dưới đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu về loại biến tần 3 pha tiết kiệm điện nhé !
Khái niệm biến tần 3 pha
Biến tần là loại thiết bị làm thay đổi tần số của dòng điện đặt lên cuộn dây bên trong của động cơ, từ đó có thể điều khiển tốc độ của động cơ theo một cách vô cấp, mà không cần dùng đến các hộp số cơ khí. Trong đó, biến tần 3 pha được lựa chọn sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn với biến tần 1 pha. Ngoài ra, nếu chia theo điện áp thì có biến tần 220V và biến tần 380V.
Cấu tạo biến tần 3 pha
Về mặt cấu tạo thì thực chất loại biến tần vào 1 pha 220v trở thành 3 pha 380v là loại biến tần 380v bình thường mà đã được cải tiến phần cứng bằng việc gắn thêm mạch nhân đôi điện áp trước nguồn vào cho nên khi cấp nguồn 220v sẽ được nhân đôi trở thành 3 pha 380-400V. Về mặt cấu tạo của mạch nhân đôi điện áp chuyển từ 220v trở thành 380v thì linh kiện quan trọng nhất chính là tụ điện và diode. Tụ điện nếu như quá lớn có thể được gắn rời hoặc tích hợp sẵn bên trong của biến tần. So với việc là sử dụng biến thế để nhằm tăng điện áp thì việc sử dụng biến tần vào 1 pha 220v khi ra 3 pha 380v với mạch nhân đôi điện áp sẽ nhỏ gọn cũng như tiết kiệm chi phí hơn tuy nhiên nói về độ bền thì sẽ không cao bằng.
Nguyên lý hoạt động biến tần
Nguyên lý hoạt động của biến tần này cũng khá là đơn giản. Đầu tiên, nguồn điện xoay chiều 3 pha sẽ được chỉnh lưu và lọc tạo thành nguồn 1 chiều bằng phẳng. Công đoạn này thì được thực hiện bởi bộ chỉnh lưu cầu diode và tụ điện. Nhờ điều này, hệ số công suất cosphi của hệ biến tần đều sẽ có một giá trị không phụ thuộc vào tải, có giá trị ít nhất sẽ là 0.96. Dòng điện áp một chiều này được biến đổi (nghịch lưu) trở thành điện áp xoay chiều 3 pha đối xứng. Công đoạn này hiện nay được thực hiện thông qua hệ có tên là IGBT (transistor lưỡng cực có cổng cách ly) bằng phương pháp là điều chế độ rộng xung (PWM). Nhờ vào sự tiến bộ của công nghệ vi xử lý cũng như công nghệ bán dẫn lực hiện nay, tần số chuyển mạch xung có thể đạt tới dải tần số siêu âm nhằm mục đích giảm tiếng ồn cho động cơ cũng như giảm tổn thất trên lõi sắt của động cơ
Hệ thống của điện áp xoay chiều 3 pha ở đầu ra có thể thay đổi giá trị biên độ và tần số vô cấp tuỳ theo bộ điều khiển của nó, từ đó mà thay đổi tốc độ động cơ theo yêu cầu.
Hiện nay, với công nghệ ngày càng phát triển không ngừng, biến tần 3 pha đã được tích hợp rất nhiều chế độ điều khiển khác nhau ví dụ như V/F, SVPWM, PID, Sensorless Vector, Torque control, SVC, Vector vòng kín… phù hợp với hầu hết các loại phụ tải. Ngoài ra, để có thể phù hợp với nền sản xuất hiện đại, một số các dòng biến tần cao cấp còn được tăng cường thêm nhiều tính năng mở rộng hơn giúp điều khiển linh động và chính xác hơn ví dụ như PLC, PG card…, hỗ trợ hầu hết tất cả các giao thức truyền thông khác nhau như (Modbus RS485/RS232, Ethernet, Fieldbus, Profibus, Profinet, CanOpen, Bluetooth…) giúp điều khiển cũng như quá trình giám sát thiết bị qua hệ thống Scada hoặc điều khiển từ xa thông qua Internet.
Ứng dụng motor biến tần
Biến tần được sử dụng phổ biến hơn là loại biến tần 1 pha. Bởi vì biến tần 3 pha có thể điều khiển được hầu như các loại động cơ điện không đồng bộ 3 pha. Ngoài ra nó còn được ứng dụng cho các loại thiết bị nâng hạ, thiết bị bưng tải, máy cán kéo, máy cuốn nhả, trong ngành dệt, nhuộm hoặc nhựa, giấy, các loại bao bì nhựa, …