Cấu tạo và bộ điều chỉnh tốc độ motor 1 pha

Động cơ điện 1 pha

Động cơ một pha thường dùng để chỉ động cơ không đồng bộ một pha công suất thấp được cung cấp bởi nguồn điện xoay chiều một pha (220V). Loại động cơ này thường có dây quấn hai pha trên stato, rôto là loại lồng sóc thông thường. Sự phân bố cuộn dây hai pha trên stato và các điều kiện cung cấp điện khác nhau có thể tạo ra đặc tính khởi động và vận hành khác nhau.

Bộ điều chỉnh tốc độ motor 1 pha là sản phẩm chất lượng cao trong các dòng điều chỉnh tốc độ motor 1 pha với các chức năng nổi bật như khả năng điều chỉnh tốc độ motor mượt mà từ phạm vi 90~1400v/p và đặc biệt khả năng hiển thị rõ nét tốc độ vòng quay thực tế của motor

Giới thiệu động cơ 1 pha

Động cơ một pha là động cơ không đồng bộ được cung cấp bởi nguồn điện một pha 220V xoay chiều. Do nguồn điện 220V rất tiện dụng và tiết kiệm.

Điện sinh hoạt cũng là 220V nên động cơ 1 pha không chỉ được sử dụng trong sản xuất mà còn liên quan mật thiết đến đời sống sinh hoạt của con người. Đặc biệt với đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Động cơ một pha dùng cho các thiết bị gia dụng cũng ngày càng nhiều.

Trong sản xuất có máy bơm nước siêu nhỏ, máy lọc dầu, máy tuốt lúa, máy nghiền bột, máy chế biến gỗ, thiết bị y tế…. Trong đời sống thì có quạt điện, máy giặt, tủ lạnh, máy sấy tóc, quạt hút…

Cấu tạo động cơ điện 1 pha

Cấu tạo motor 1 pha
Cấu tạo motor 1 pha

Phần cố định động cơ điện một pha

Vỏ máy

  • Vỏ máy làm bằng thép, nhôm đúc hoặc gang, cấu tạo dạng tấm.
  •  Tác dụng vỏ máy dùng để giữ lõi sắt của stato.
  • Hay chụp đầu mômen ngược chịu phụ tải.
  • Vỏ máy được thiết kế hình đậy kín, mở ra và phòng hộ.
  •  Các tấm thép vỏ máy thường có độ dày từ 1.2 đến 2mm.
  • Vỏ máy được làm bằng nhôm có trọng lượng nhẹ.
  • Các vỏ máy có kích thước lớn thường được làm bằng gang. Ưu điểm là thuận tiện khi gia công, tăng tính ổn định, giảm chấn động.

Lõi thép stato

  • Lõi thép stato cấu tạo bởi những lá tôn silic. Có độ dày khoảng 0,35-0,5mm xếp chồng lên nhau.
  • Lá tôn xử lý bằng cách dập nguội. Sau đó, xếp các tấm tôn lại với nhau rồi dùng đinh tán ép chặt lại.
  • Có thể áp dụng biện pháp ép dập trực tiếp các lá tôn silic chặt trong vỏ hợp kim nhôm.

Cuộn dây stato

Roto dây quấn động cơ điện-Bộ điều chỉnh tốc độ motor 1 pha
Roto dây quấn động cơ điện-Bộ điều chỉnh tốc độ motor 1 pha
  • Được cấu tạo 2 phần. Phần dây chính được gọi là cuộn dây làm việc của động cơ.
  • Phần dây phụ được gọi là cuộn dây khởi động động cơ. 2 cuộn dây đặt lệch nhau trong không gian một góc 90º.
  • Khi quay thuận cuộn dây chính làm việc, cuộn dây phụ khởi động.
  • Ngược lại, khi quay ngược cuộn dây chính trở thành cuộn dây phụ. Lúc này cuộn dây phụ trở thành cuộn dây chính.

Nắp máy

  • Nắp máy được làm bằng thép, nhôm đúc hoặc gang. Yêu cầu độ chính xác khi lắp nắp máy cao.
  • Độ đồng tâm phù hợp với mức độ yêu cầu. Độ chắc chắn để roto hoạt động dễ dàng.
  • Khi tháo lắp và sửa chữa nếu không chính xác hoặc khi lắp ráp bị va đập vào nắp máy làm cho biến dạng.
  • Tất cả làm ảnh hưởng đến mức độ của khe hở. Dẫn đến làm cho roto và stato khi làm việc sẽ cọ sát vào nhau

Bộ phận quay của động cơ một pha

Lõi thép roto

  • Lõi thép roto được làm bằng cách ép chồng những lá tôn silic với nhau.
  • Các rãnh của lõi thép được dập nghiêng để giảm sự chấn động và tiếng ồn.
  • Yêu cầu cách điện các lá tôn không cao đối với rãnh kín. Không cần quét lớp sơn cách điện.

Cuộn dây roto

  • Cuộn dây roto thường đúc bằng nhôm.
  • Khi sửa chữa không được cắt bỏ đầu của roto.
  • Việc thất thoát công suất lớn làm tính năng làm việc của động cơ điện 1 pha không tốt.

Trục quay

Roto lồng sóc motor 1 pha
Roto lồng sóc motor 1 pha
  • Trục quay được chế tạo bằng thép cacbon hoặc thép đặc biệt.
  • Trục quay phải đảm bảo kích thước, độ cứng bề mặt, hình dạng nhất định.
  • Nếu không đảm bảo, sinh ra độ cong rất lớn làm cho khe hở không đều. Dẫn đến sự cố cọ sát.

Công tắc ly tâm

  • Động cơ bắt đầu làm việc khi cuộn dây phụ hoạt động
  • Công tắc ly tâm đóng vai trò rất quan trọng.
  • Sau khi tốc độ quay tăng lên cao nhờ tác dụng của lực ly tâm, tiếp điểm công tắc ly tâm được nhả ra. Từ đó giúp cuộn dây phụ tách ra khỏi nguồn điện.
  • Số vòng dây tương đối nhiều, kích thước mảnh. Nếu công tắc ly tâm không hoạt động thì cuộn dây phụ phải làm việc liên tục. Dẫn đến động cơ cháy vì quá tải.

Bộ điều chỉnh tốc độ motor 1 pha

Bộ điều chỉnh tốc độ motor 1 pha
Bộ điều chỉnh tốc độ motor 1 pha
  • Bộ điều chỉnh tốc độ motor 1 pha còn được gọi là bộ điều khiển tốc độ motor 1 pha, hay mô tơ giảm tốc chỉnh tốc độ. Các cách điều khiển tốc độ motor 1 pha là thiết kế bộ điều khiển tốc độ mô tơ 220v bằng giảm tốc, hoặc hộp điều tốc cơ, bằng biến tần hoặc  mạch điều khiển tự động.
  • Bộ điều chỉnh tốc độ motor 1 pha bằng cách sử dụng điện trởĐây là phương pháp điều khiển tốc độ của motor điện 1 pha đơn giản nhất mà ta có thể làm. Chỉ cần mắc nối tiếp một điện trở vào phần ứng, độ dốc đường đặc tính trong máy sẽ giảm, tốc độ sẽ chậm lại và số vòng quay cũng giảm đi.
  • Bộ điều khiển tốc độ motor 1 pha bằng cách điểu khiển từ thôngĐiều chỉnh từ thông còn gọi là phương pháp điều chỉnh mô men điện từ và suất điện động của thiết bị động cơ. Khi từ thông giảm đi thì tốc độ quay của motor cũng sẽ tăng lên. Trên thực tế thì phương pháp này khó thực hiện và ít được ưa chuộng.
  • Sử dụng biến tần để điều khiển tốc độ motor 1 pha

Hiện nay có rất nhiều ứng dụng điện dân dụng, để sử dụng động cơ 1 pha và cũng có nhu cầu về sự thay đổi tốc độ một cách linh hoạt. Vì vậy, các dòng biến tần Frecon có nguồn cấp một pha là 220V AC, đầu ra ba pha là 220V AC.

Hầu hết các sản phẩm biến tần đều được dùng để điều chỉnh tốc độ cho động cơ không đồng bộ ba pha 220V AC hoặc động cơ ba pha 380V AC. Điện áp ra U-V-W  phụ thuộc vào điện áp của đầu vào R-S-T.

Các động cơ liên quan: ĐỘNG CƠ 3 PHA 0.37kw – 0.5 HP Động cơ điện 1 pha