Máy bơm tăng áp tự ngắt
Hiện nay nhu cầu sử dụng máy bơm tăng áp ngày một nhiều hơn trong đó có máy bơm tăng áp tự ngắt. Vậy đây là thiết bị như thế nào, vận hành, ưu điểm ra sao và điều đặc biệt là có những điều gì mà chúng ta cần phải lưu ý khi sử dụng thì chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Khái niệm của máy bơm tăng áp tự ngắt là gì?
Đây là dòng máy bơm tự động với nhiệm vụ làm gia tăng áp lực nước trong đường ống giúp nước chảy ra mạnh, nhiều hơn khi áp suất giảm.
Cụ thể là khi sử dụng thì máy sẽ vận hành dựa vào 1 bộ phận cảm biến dòng chảy và tự động ngắt khi không có nước hoặc do người sử dụng cài đặt trên role tự ngắt.
Nguyên lý vận hành của máy bơm tăng áp tự ngắt
Thiết bị vận hành dựa vào nguyên lý tăng hoặc giảm áp lực của nước khi máy đã được kết nối với nguồn điện và hệ thống đường ống nước. Khi áp suất ở trong đường ống bị giảm xuống thấp thì hệ thống cảm biến ở bên trong đường ống sẽ truyền tín hiệu đến bộ phận công tắc áp suất để máy hoạt động. Ngược lại, nếu áp suất nước ở trong đường ống tăng cao thì công tắc cũng sẽ tự động ngắt điện và máy dừng hoạt động.
Máy bơm tăng áp tự ngắt có những ưu điểm nổi bật gì ?
- Khi được cấp nguồn điện và mở vòi nước thì máy bơm này sẽ tự vận hành chứ không cần đến phao tự động hay thiết bị phụ trợ nào.
- Có thể giảm thời gian vận hành của máy để tiết kiệm điện năng nếu thiết kế bình tích áp có thể tích lớn.
- Thiết kế với nhiều tầng cánh tạo ra áp lực lớn hơn so với loại máy bơm tự động khác.
- Cách điều chỉnh máy bơm tăng áp tự ngắt cũng khá đơn giản chỉ với 1 chiếc tua vít là có thể tăng hay giảm mức áp lực cho máy bơm.
- Cấu tạo của thân bơm và đầu bơm làm từ nhựa, đồng, inox giúp chống gỉ sét và tăng tuổi thọ cho máy bơm.
Những điều bạn cần lưu ý khi sử dụng máy bơm tăng áp là gì ?
Đầu tiên hãy chọn máy bơm tăng áp tự ngắt đúng theo quy mô sử dụng
- Nếu quy mô dạng gia đình: Nên sử dụng máy bơm có công suất nhỏ. Khi nước được sử dụng, máy bơm sẽ vận hành dựa vào cơ chế cảm nhận dòng nước từ đó kích cho bơm chạy.
- Nếu quy mô dạng công nghiệp: Nên chọn loại máy có công suất lớn vì có thể dùng máy bơm tăng áp kết hợp với bầu áp.
Thứ 2 nắm rõ nguyên tắc vận hành của máy
- Lúc áp suất giảm xuống thấp (khi bạn mở van nước) hệ thống cảm biến ở bên trong ống sẽ truyền tín hiệu đến bộ phận công tắc áp suất, làm cho máy bơm bắt đầu vận hành.
- Lúc áp suất tăng lên cao và áp lực giảm xuống (khi bạn đóng van xả nước) công tắc lúc này sẽ tự ngắt điện và máy bơm ngừng hoạt động.
Thứ 3 chú ý tới lượng nước sử dụng của gia đình
- Vì lượng nước bơm càng nhiều thì máy bơm sẽ càng ngốn điện và độ hút càng lớn thì điện năng tiêu thụ cũng càng nhiều.
Thứ 4 chú ý về việc làm sạch ống dẫn nước, vệ sinh máy thường xuyên
- Vì nếu ống dẫn nước có nhiều váng, ống nối quá dài hay bị gấp khúc sẽ làm cản trở lực, khiến máy bơm phải chịu tải nhiều. Gây tốn điện và áp suất nước bị kém đi. Khi máy được làm sạch sẽ vận hành trơn tru, giúp tiết kiệm điện năng và tăng tuổi thọ của máy bơm.
- Nên kiểm tra dầu máy thường xuyên, vệ sinh buồng bơm và thân bơm đinh kỳ để máy vận hành êm ái, không gây tiếng ồn và rung lắc khi sử dụng.
Thứ 5 tránh để máy hoạt động khi không có nước
- Nếu để việc này xảy ra thì động cơ của máy bơm sẽ bị nóng, dẫn đến cháy máy nếu không được ngừng vận hành máy kịp thời.
Thứ 6 nên chọn máy bơm tăng áp có khả năng chịu nóng cao
- Độ chịu nóng của máy bơm nên trong khoảng 800 độ C.
Cuối cùng là nên chọn máy bơm tăng áp phù hợp với vị trí lắp
- Nếu như độ cao ở giữa hai bồn chứa nước dưới đất và sân thượng nhỏ hơn 10m thì bạn nên sử dụng bơm tăng áp. Còn trên 20m thì nên sử dụng loại bơm chuyên đẩy cao.
- Nếu như thể tích của mỗi bể chứa từ 1 đến 3m3 nước thì cần sử dụng máy có công suất từ 125 đến 200W là hợp lý.
- Ngoài ra, lúc lắp đặt cần đảm bảo đúng kỹ thuật. Lúc lắp máy nên đặt ở vị trí chắc chắn để tránh bị rung lắc khi vận hành. Lắp đường ống phải đúng kích thước đường kính của máy bơm nước.