Các loại động cơ điện – Hiện nay với cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ thì động cơ điện là cụm từ chắc hẳn đã không còn xa lạ với chúng ta nữa. Tuy nhiên động cơ điện này có những loại nào thì là điều mà nhiều người chưa nắm được hết. Bài viết sau nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về các loại động cơ điện này nhé!
Khái niệm động cơ điện
Các loại motor điện hay còn có tên gọi khác là động cơ điện (hay gọi là Motor) là thiết bị cơ khí có tác dụng chuyển hóa điện năng trở thành cơ năng, bằng việc thông qua các chuyển động xoay tròn và đồng tâm.
Ứng dụng động cơ điện
Một số ứng dụng của động cơ điện là: quạt gió, máy bơm nước, máy xay thịt, máy đu quay, máy đánh sữa, máy tuốt lúa, máy xay gạo, xay sinh tố, máy trộn xi măng, vôi vữa xây nhà, máy trộn bột, máy khoan tường để tạo ra các lỗ giúp đóng đinh…
Các loại động cơ điện
Động cơ AC không có chổi than
Là động cơ phổ biến trong việc điều khiển chuyển động. Sử dụng cảm ứng của từ trường quay, được tạo từ trong stato, để quay cả stato và roto với tốc độ đồng bộ nhau. Động cơ AC không có chổi than hoạt động nhờ nam châm điện vĩnh cửu.
Động cơ DC có chổi than
Động cơ điện 1 chiều có chổi than có cấu tạo gồm cuộn dây quấn, phần ứng và hoạt động như 1 nam châm điện 2 cực.
Chiều dòng điện được đảo chiều 2 lần mỗi chu kì nhờ cổ góp, công tắc quay cơ học. Tạo điều kiện để dòng điện chạy qua. Vì thế, các cực nam châm điện kéo và đẩy nam châm vĩnh cửu dọc phía ngoài động cơ. Sau đó, cổ góp đảo ngược cực của nam châm điện phần ứng khi các cực này cắt ngang các cực của nam châm vĩnh cửu.
Động cơ DC không có chổi than
Động cơ DC không chổi than lần đầu tiên phát triển đã đạt hiệu suất cao hơn trong không gian nhỏ so với động cơ chổi than DC và nhỏ hơn những mẫu AC tương đương. Bộ điều khiển chúng được chọn để vận hành trong trường hợp không có vòng trượt hoặc cổ góp.
Động cơ truyền động trực tiếp
Đây là loại động cơ tải kết nối trực tiếp với động cơ. Không có phần tử truyền động cơ học như ở hộp số hay hệ thống dây đai và ròng rọc.
Loại này triển khai công nghệ hiệu quả, ít hao mòn. Có thể thay thế động cơ servo thông thường và các hộp số đi kèm chúng. Dễ bảo trì lân tăng tốc.
Động cơ tuyến tính
Đây loại động cơ cảm ứng điện tạo chuyển động theo đường thẳng không phải chuyển động quay. Trong động cơ điện truyền thống, rotor quay bên trong stato . Ở động cơ tuyến tính stato không được bọc và mặt phẳng. Rôto di chuyển qua nó theo 1 đường thẳng
Động cơ Servo
Đây là bộ chuyển động quay hay cho phép điều khiển chính xác vị trí góc, tuyến tính và vận tốc hay gia tốc. Gồm có 1 động cơ phù hợp kết hợp với 1 cảm biến để phản hồi vị trí.
Động cơ bước
Sử dụng rotor bên trong, điều khiển điện tử nhờ nam châm ở ngoài. Rotor có thể chế tạo từ nam châm vĩnh cửu hay những kim loại mềm. Khi cuộn dây được cung cấp năng lượng, các răng của roto thẳng hàng với từ trường. Cho phép nó chuyển từ điểm này sang điểm khác với gia số cố định.
Động cơ điện một chiều
Động cơ 1 chiều là phần chuyển động lấy năng lượng điện dạng dòng điện 1 chiều chuyển thành chuyển động quay cơ học. Thông qua việc sử dụng từ trường sinh ra từ dòng điện thúc đẩy chuyển động quay roto cố định với trục đầu ra. Momen xoắn đầu ra và tốc độ phụ thuộc vào nguồn điện đầu vào và thiết kế của động cơ.
Động cơ điện xoay chiều
Đây là động cơ chạy bằng dòng điện xoay chiều (AC). Bao gồm 2 phần cơ bản: 1 stato bên ngoài gồm các cuộn dây được cung cấp dòng điện xoay chiều để tạo từ trường quay và 1 roto bên trong được gắn nhờ trục đầu ra tạo từ trường quay thứ 2. Từ trường roto có thể tạo ra bởi nam châm vĩnh cửu, từ trở,cuộn dây điện 1 chiều hay điện xoay chiều.
Động cơ đồng bộ
Phụ thuộc vào dòng điện 3 pha. Stator trong động cơ điện tạo dòng điện quay với tốc độ ổn định dựa vào tần số xoay chiều.
Động cơ không đồng bộ
Sử dụng cảm ứng điện từ để làm thay đổi năng lượng từ điện năng thành cơ năng. Theo cấu tạo chúng chia thành 2 loại là lồng sóc và quấn pha.
Động cơ 1 pha
Được cấp nguồn nhờ: dây nóng và dây trung tính, sử dụng điện 1 pha. Công suất có thể lên đến 3kư và điện áp cung cấp cũng thay đổi đồng thời. Có duy nhất 1 hiệu điện thế. Đoạn mạch hoạt động cùng 2 dây dẫn và cường độ dòng điện chạy qua luôn bằng nhau.
Là động cơ cảm ứng (động cơ không đồng bộ) hay động cơ đồng bộ và là loại động cơ xoay chiều. Động cơ gồm 3 bộ phận chính: stator, roto, vỏ.