Motor 3 pha 380v chắc hẳn là một cụm từ, thiết bị chẳng còn mấy xa lạ gì với đa số chúng ta. Nó đóng vai trò vô cùng quan trọng và được sử dụng rất nhiều. Vậy mô tơ 3 pha 380v là thiết bị như thế nào thì ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
Khái niệm về motor 3 pha 380v là gì ?
Là thiết bị sử dụng điện áp 380v, là loại động cơ điện có chức năng biến đổi năng lượng điện tạo thành năng lượng cơ. Được cấu tạo bởi 2 thành phần chính cơ bản là Stator và Rotor.
Stator là bộ phận đứng yên còn Rotor là bộ phận quay. Rotor đặt phía bên trong Stator. Giữa Stator và Rotor sẽ luôn có khe hở dao động từ 0.5 đến 2mm.
Công việc bảo dưỡng cho motor 3 pha 380v diễn ra như thế nào?
- Thứ nhất là tiểu tu mô tơ 3 pha 380v:
Đầu tiên lau chùi sạch phần bên ngoài mô tơ 3 pha 380v.
Kiểm tra điện trở cách điện của mô tơ 3 pha 380v.
Thổi sạch bụi bẩn bằng máy nén khí.
Kiểm tra, siết chặt các bulong và đai ốc ở phần chân đế.
Kiểm tra mỡ bò trong bạc đạn mô tơ 3 pha 380v, nếu thiếu thì chêm vào.
Kiểm tra và điều chỉnh các thiết bị bảo vệ điện của mô tơ 3 pha 380v.
- Thứ 2 là trung tu motor 3 pha 380v:
Sau khi mô tơ 3 pha 380v vận hành 4000 giờ thì nên trung tu 1 lần.
Kiểm tra lại phần bạc đạn
Thay mới mỡ bò bạc đạn của mô tơ 3 pha 380v
Đo độ cách điện của các bối dây
Sửa chữa các lỗi hoặc các hư hỏng phát sinh trong quá trình hoạt động
Những điều lưu ý khi vào mỡ bò bạc đạn motor 3 pha 380v:
- Không nhét quá nhiều lượng mỡ bò mà chỉ nên thêm vào khoảng 2/3 nắp mỡ mà thôi.
- Khi vào mỡ bò cần chú ý công năng của motor (khả năng chịu nhiệt hay tải năng,…).
Cách để bảo quản motor 3 pha 380v trong kho:
Cần có nền cao, khô ráo và không đọng nước, mái không dột, có cửa gió và có ống thông hơi,.. không đặt quá gần cống rãnh hay môi trường chứa nhiều bụi, hơi axit và bazơ hay lưu huỳnh.
Kiểm tra, bảo dưỡng mô tơ3 pha 380v trước khi nhập kho. Nếu mô tơ 3 pha 380v đang được đóng thùng thì hãy mở ra. Không để mô tơ 3 pha 380v ở ngoài trời.
Biện pháp để bạn có thể khắc phục khi motor 3 pha 380v bị cháy
- Giảm độ từ thẩm: Motor 3 pha 380v chuyển hóa điện năng thành cơ năng trên trục quay dựa vào cơ chế truyền từ trường từ stator đến rotor. Mức độ năng lượng truyền sang đến rotor sẽ phụ thuộc nhiều vào độ từ thẩm của phần lõi sắt stato và rotor. Thông thường sau mỗi lần cháy thì độ từ thẩm của lõi sắt từ này cũng sẽ bị giảm đi một phần. Thế nên khi quấn lại mô tơ 3 pha 380v bị cháy, kỹ thuật viên cần chú ý tính toán thật kỹ để có thể đạt được 95% công suất như mô tơ 3 pha 380v mới, tránh các nguy cơ phát nhiệt nhiều và nhanh cháy lại.
- Lót cách điện và tẩm sấy keo cách điện cho mô tơ 3 pha 380v: Trước khi quấn dây, nên lót cách điện vỏ. Còn trong quá trình quấn dây cần đảm bảo lót cách điện giữa cáp pha. Sau khi quấn người dùng cần tẩm sấy keo cách điện cho từng rãnh dây nhằm giảm nguy cơ xảy ra các sự cố như chạm vỏ, chạm pha hay chạm vòng,… Vật liệu để lót cách điện cần đảm bảo khả năng cách điện, bền bỉ và có khả năng chống chịu tốt trước các tác động của môi trường có độ ẩm và nhiệt độ cao.
- Chất liệu và chất lượng của dây quấn: Thông thường, dây quấn mô tơ 3 pha 380v được làm bằng đồng, được tráng 1 lớp men cách điện ở bên ngoài. Tuy nhiên, để giảm giá thành thì nhiều đơn vị đã sử dụng dây nhôm để làm dây quấn thay cho dây đồng. Điều này đã làm giảm đi công suất và độ bền của mô tơ 3 pha 380v.
- Chú ý các phương pháp quấn dây: Có rất nhiều cách như dùng tay hoặc dùng máy để đưa dây quấn đi vào các rãnh của mô tơ 3 pha 380v. Cần chọn đúng phương pháp quấn, thực hiện tỉ mỉ và cẩn thận để đưa các cuộn dây vào rãnh nguyên vẹn, đảm bảo cho mô tơ 3 pha 380v hoạt động ổn định, bền bỉ.
- ĐỘNG CƠ 3 PHA 0.37kw – 0.5 HP
- ĐỘNG CƠ 3 PHA 0.55kw – 0.75 HP
- ĐỘNG CƠ 3 PHA 2.2kw – 3HP
- ĐỘNG CƠ 3 PHA 4KW – 5.5HP
- ĐỘNG CƠ 3 PHA 7.5KW 10HP
- ĐỘNG CƠ 3 PHA 0.75kw – 1HP
- ĐỘNG CƠ 3 PHA 1.1kw – 1.5HP
- ĐỘNG CƠ 3 PHA 1.5kw – 2HP
- ĐỘNG CƠ 3 PHA 110KW 150HP
- ĐỘNG CƠ 3 PHA 11KW 15HP
- ĐỘNG CƠ 3 PHA 132KW 180HP
- ĐỘNG CƠ 3 PHA 15KW 20HP