Động cơ đồng bộ 3 pha là một cái tên chắc hẳn trong chúng ta ai cũng đã nghe qua tuy nhiên đây là loại sản phẩm gì, có hiệu suất ra sao và được ứng dụng như thế nào thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Như thế nào gọi là động cơ đồng bộ 3 pha ?
Hầu hết những động cơ điện đồng bộ hiện nay đều có một bộ phận quay (hay còn được gọi là rotor) hoặc gọi là phần cảm, bộ phận này được mô phỏng dạng kiểu cái lồng sóc, bởi vì nó trông giống như 1 cái lồng để nhốt con sóc.
Bộ phận thường được bao gồm có nhiều thanh đồng hoặc nhiều thanh nhôm, đồng thời chúng được nối với nhau bằng 2 vòng dẫn điện nằm ở 2 đầu, làm cho những thanh bị ngắn mạch hoàn toàn với nhau. Phần lõi của rotor thì thường được làm bằng nguyên liệu thép.
Bạn có thể nhìn thấy được những rãnh chạy dọc theo bộ phận rotor và số lượng rãnh của rotor thường sẽ nhỏ hơn rãnh của stator. Đồng thời, số lượng rãnh trên phần rotor cũng không được là ước của phần stator với mục đích tránh tình trạng gặp phải tình trạng mắc kẹt từ trường (với tên tiếng Anh là: magnetic interlock) trong khi khởi động động cơ.
Bên cạnh động cơ rotor lồng sóc, bạn cũng còn có thể nhìn thấy nhiều loại động cơ có sử dụng các cuộn dây. Với lợi thế của dạng cấu tạo này chính là có thể giảm bớt được dòng khởi động của những loại động cơ nhờ vào những điện trở của chúng được đấu nối tiếp thẳng nhau vào mỗi cuộn dây.
Những cuộn dây khi này sẽ sản sinh ra dòng điện nhờ vào dạng bố trí 1 vòng trượt. Khi động cơ đã đạt đến được đến tốc độ mong muốn thì nó sẽ chuyển sang dạng 1 vòng ngắn mạch. Và lúc này, nó sẽ vận hành giống như động cơ lồng sóc.
Hiệu suất làm việc của động cơ đồng bộ 3 pha
Các cực của stator sẽ chuyển động quay cùng với tốc độ đồng bộ (Ns) khi đã được cung cấp điện bởi nguồn điện cung cấp 3 pha. Những cánh quạt cũng được cung cấp bởi một nguồn điện DC. Rotor cần được quay cùng với tốc độ giống như tốc độ đồng bộ của động cơ điện trong quá trình khởi động.
Nếu như được vận hành như thế, các cực của rotor cũng được ghép từ tính với các cực của bộ phận stator khi quay.
Lúc này, rotor khi bắt đầu quay để đạt được tốc độ của động cơ đồng bộ ba pha.
Động cơ đồng bộ ba pha sẽ luôn chạy ở tốc độ cùng với tốc độ đồng bộ của nó. Nghĩa là tốc độ thực tế sẽ bằng tốc độ đồng bộ hay số vòng dây N = Ns = 120f / P.
Phân loại của động cơ đồng bộ 3 pha ra sao
Đây là cấu trúc động cơ đặc biệt mà trong đây có rotor sẽ quay cùng tốc độ với từ trường của stator. Được phân loại thành 2 loại động cơ đồng bộ ba pha như sau:
Động cơ đồng bộ kích từ độc lập: Hoạt động dựa theo nguyên tắc tương tự giống với động cơ từ. Đây là loại động cơ có điện từ trở thay đổi, bao gồm roto được làm bằng thép có các răng, thuộc kiểu cực lồi. Để chuyển roto chạy đến vị trí kế tiếp, mạch điều khiển phải tuần tự và chuyển đổi công suất sang cho những cuộn dây 1 cách tuyến tính, quá trình này cũng giống như ở động cơ bước.
Động cơ đồng bộ kích từ trực tiếp: Được sử dụng với nam châm vĩnh cửu. Với thiết kế này sẽ sử dụng 1 roto có chứa 1 vài nam châm vĩnh cửu và có thể được lắp đặt ở bề mặt hay được ráp vào phía trong.
Ứng dụng của động cơ đồng bộ 3 pha trong thực tế
Sản phẩm này thường được sử dụng để điều khiển những thiết bị cơ khí công suất cao nhưng tốc độ lại thấp, ví dụ như máy nghiền bi và máy để nén khí.
Hay được dành ứng dụng cho máy móc vận chuyển, nhà máy cán tôn hay các máy móc công cụ lớn, máy in hay máy nhuộm và công việc sản xuất giấy ngành đòi hỏi phạm vi tốc độ rộng lớn và sự trơn tru hơn.
KHAM KHẢO THÊM VỀ:
LIÊN HỆ NGAY GIAMTOCTAINANG để được hỗ trợ tư vấn báo giá tốt nhất nhé!
HOTLINE: 0902.530.445