Thông số kỹ thuật motor 1 pha – hiện nay nhu cầu sử dụng motor 1 pha ngày một tăng cao, thế nên việc tìm nắm bắt kỹ các thông số kỹ thuật motor 1 pha được nhiều người đặt ra. Bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu kỹ hơn về motor 1 pha và các thông số của nó nhé!
Khái niệm motor 1 pha là thiết bị ra sao?
Đây là động cơ dây quấn stato chỉ có một cuộn dây pha với nguồn cấp là 1 dây pha và 1 dây nguội (có thêm tụ với mục đích làm lệch pha). Thế nhưng nếu chỉ có một cuộn dây pha như thế thì động cơ sẽ không tự mở máy được vì từ trường một pha lúc này là từ trường đập mạch. Muốn động cơ một pha có thể tự mở máy được, bạn có thể dùng nhiều phương pháp khác nhau.
Nguyên lý vận hành của motor điện 1 pha như thế nào?
Để cho động cơ hoạt động, stato của động cơ cần được cung cấp dòng điện xoay chiều. Dòng điện khi đi qua dây quấn stato sẽ tạo nên từ trường quay với tốc độ: n=60f/p (vòng/ phút).
- trong đó: f chính là tần số nguồn điện
- còn p chính là số đôi cực của dây quấn stator
Trong quá trình quay thì từ trường này sẽ quét qua các thanh dẫn của rôto, để làm xuất hiện sức điện động cảm ứng. Do dây quấn rôto là kín mạch nên sức điện động này sẽ tạo nên dòng điện trong các thanh dẫn của rôto. Các thanh dẫn có dòng điện này lại nằm trong từ trường, thế nên sẽ tương tác với nhau để tạo ra lực điện từ đặc vào các thanh dẫn.
Tổng hợp những lực phía trên thì sẽ tạo ra moment quay đối với trục rôto, giúp cho rôto quay theo chiều của từ đường.
Khi motor làm việc, tốc độ của bộ phận rôto (n) luôn nhỏ hơn với tốc độ của từ trường (n1). Kết quả là rôto quay chậm lại nên sẽ luôn nhỏ hơn n1.
Độ sai lệch giữa các tốc độ của rôto và tốc độ của từ trường được gọi là hệ số trượt với ký hiệu là S, thông thường hệ số trượt sẽ nằm trong khoảng 2% – 10%.
Các thông số kỹ thuật của motor 1 pha là gì?
- Pole 2: 2800 có thể sử dụng cho những thiết bị cần 2800 – 3000 vòng /phút
- Pole 4: 1400 có thể sử dụng cho những thiết bị cần 1400 -1500 vòng /phút
- Pole 6: 960 có thể sử dụng cho những thiết bị cần 900 – 1000 vòng /phút
- Pole 8: 700 có thể sử dụng cho những thiết bị cần 700 – 720 vòng / phút
Cực của motor: 2,4,6…16 nếu số cực càng cao thì tốc độ của máy sẽ càng thấp hơn, lúc chế tạo phải dùng nhiều tôn hơn.
Những ký hiệu thông dụng bạn nên biết trên motor 1 pha
Kw / HP : Là công suất trên của động cơ (Kw) hoặc mã lực HP.
RPM (viết tắt của cụm từ Round Per Minute): vòng/phút, đây là tốc độ quay của trục động cơ vòng/phút.
One Phase / Three Phase: Hiểu đơn giản đây là động cơ sử dụng lưới điện xoay chiều 1 pha hay 3 pha.
VOLS: Đây được hiểu là điện áp định mức (V) cấp cho động cơ 220V hoặc 380V.
INS.CL (viết tắt của cụm từ insulating class): cấp chịu nhiệt
Ví dụ như: Cấp F: Chính là cuộn dây bên trong chịu nhiệt cao nhất có thể lên đến 1550C
Cấp B: Chính là cuộn dây bên trong chịu nhiệt cao nhất có thể lên đến 130oC
IP ( viết tắt của cụm từ Ingress of protection ): Đây là cấp bảo vệ động cơ với bên ngoài:
Cấp bảo vệ IP 55 là cao nhất cho những motor thông dụng: Những hạt nước hay bụi có đường kính nhỏ khoảng 1 mm cũng sẽ không thể đi vào trong motor (vì có những doăng cao su bền bảo vệ)
Hz : Đây là tần số lưới điện xoay chiều 50Hz thông dụng nhất ở Việt Nam
AMP: Đây là Ampe dòng điện dây định mức của động cơ
mF/V~: với động cơ điện 1 pha (220V) mF/V sẽ là giá trị điện dung của tụ điện/điện áp xoay chiều cho phép tụ điện làm việc được ở những chế độ dài hạn mà không bị hỏng
Hệ số Cos của động cơ: Nếu như hệ số này ngày càng tiến gần đến 1 (100%) thì motor sẽ càng tiết kiệm lượng điện năng càng lớn và hiệu suât của động cơ sẽ cao hơn.
Chế độ làm mát IEC:Bạn nên lựa chọn chế độ làm mát toàn phần