Motor biến tần 3 pha? Một số lưu ý cần biết

Biến tần 3 pha - GIAMTOCTAINANG

Motor biến tần 3 pha – Hiện nay biến tần được sử dụng khá nhiều tuy nhiên thì ít ai biết motor biến tần 3 pha là gì. Bài viết hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về loại motor biến tần 3 pha nhé!

Khái niệm motor biến tần 3 pha

Motor biến tần 3 pha

Biến tần làm thay đổi tần số dòng điện đặt lên cuộn dây ở trong động cơ, nhờ đó mà điều khiển tốc độ động cơ một cách vô cấp, không dùng đến các hộp số cơ khí. Dựa vào nguồn điện đầu vào là ba pha mà ta có motor biến tần 3 pha.

Nguyên lý hoạt động của motor biến tần

Biến tần 3 pha - GIAMTOCTAINANG
Biến tần 3 pha – GIAMTOCTAINANG

Nguồn điện xoay chiều 1 pha hay 3 pha sẽ được chỉnh lưu và lọc tạo nên nguồn điện 1 chiều bằng phẳng. Được làm  bởi bộ chỉnh lưu cầu diode và tụ điện. Nhờ thế, hệ số công suất cosphi của hệ biến tần có giá trị không phụ thuộc vào tải và giá trị ít nhất = 0.96. Điện áp 1  chiều được biến đổi (nghịch lưu) tạo nên điện áp xoay chiều 3 pha đối xứng. Được thực hiện nhờ hệ IGBT (transistor lưỡng cực có cổng cách ly) bằng cách điều chế độ rộng xung (PWM). Hiện nay, tần số chuyển mạch xung có thể đạt tới dải tần số siêu âm giúp giảm âm thanh cho động cơ và tổn thất trên lõi sắt động cơ.

Hệ thống điện xoay chiều 3 pha đầu ra có thể thay đổi giá trị biên độ và tần số vô cấp theo bộ điều khiển, thay đổi tốc độ động cơ theo yêu cầu.

Ngày nay, motor biến tần 3 pha được tích hợp nhiều chế độ điều khiển khác nhau như V/F, SVPWM, PID, Sensorless Vector, SVC hay Vector vòng kín… hợp hầu hết loại phụ tải. Ngoài ra, các dòng biến tần cao cấp được tăng cường thêm nhiều tính năng giúp điều khiển linh động, chính xác hơn như PLC hay PG card…, hỗ trợ hầu hết tất cả giao thức truyền thông khác nhau như (Modbus RS485/RS232, Ethernet, Fieldbus, Profibus, Profinet, CanOpen, Bluetooth…) giúp điều khiển, giám sát thiết bị qua hệ thống Scada hay điều khiển qua Internet.

Một số lưu ý khi sử dụng motor biến tần 3 pha

Bạn hãy đọc kỹ các thông số motor biến tần 3 pha do hãng sản xuất cung cấp riêng cho từng sản phẩm, giúp bạn biết  cách đấu biến tần 3 pha đúng cách. Để an toàn, bạn để các đơn vị có các kỹ sư chuyên môn  lắp đặt và đấu nối cho bạn. Bạn cần tìm hiểu các tính năng phụ sản phẩm như kháng bụi, nước, chống ăn mòn, nút dừng khẩn cấp, khả năng mở rộng…để lắp đặt, sử dụng – bảo dưỡng thiết bị an toàn và hiệu quả hơn

Một số điều lưu ý khi sử dụng motor biến tần:

Tùy nhu cầu mà bạn lựa chọn motor biến tần phù hợp

Bên trong motor biến tần là linh kiện điện tử bán dẫn rất nhạy cảm với điều kiện môi trường, mà nước ta có khí hậu nóng ẩm nên khi chọn phải chắc chắn rằng motor biến tần của bạn đã được nhiệt đới hoá, phù hợp với môi trường khí hậu ở Việt Nam.

Đảm bảo điều kiện môi trường lắp đặt như nhiệt độ, độ ẩm ướt, vị trí .

Motor biến tần phải được lắp đặt trong tủ có không gian lớn, thông gió tốt (tủ phải có quạt thông gió), nơi đặt tủ là nơi khô ráo trong phòng có nhiệt độ ít hơn 50°C, không chất ăn mòn, khí gas, bụi bẩn và độ cao ít hơn 1000m so với mặt nước biển.

Đọc kỹ hướng dẫn, nếu không hiểu hay không chắc chắn thì không tự ý mắc nối hay thay đổi các tham số cài đặt.

Nhờ chuyên gia kỹ thuật hướng dẫn cách lắp đặt, cài đặt để có chế độ vận hành tối ưu cho sản phẩm của bạn.

Khi motor biến tần báo lỗi, tra cứu mã lỗi trong tài liệu và tìm nguyên nhân lỗi, chỉ khi khắc phục được lỗi mới khởi động lại.

Mỗi motor biến tần đều có cuốn tài liệu tra cứu nhanh, hãy ghi chép chi tiết các thông số đã thay đổi và lỗi mà bạn thấy được vào cuốn tài liệu này, đây là thông tin rất quan trọng cho chuyên gia khi khắc phục sự cố.